Ung thư dạ dày có phải là bệnh lây nhiễm?

Cháu chào bác sĩ. Đợt vừa rồi, bác của cháu bị chẩn đoán là ung thư dạ dày giai đoạn 3. Trước đó, gia đình cháu cũng đã có 1 bác khác cũng bị ung thư dạ dày rồi nên cháu rất lo lắng. Không biết ung thư dạ dày có lây không ạ? Nếu lây thì lây qua đường nào thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ. Cháu cảm ơn nhiều. (N.T.T 26 tuổi – Hải Dương).

Ung thư dạ dày có phải bệnh lây nhiễm?

Ảnh minh họa: Ung thư dạ dày có phải bệnh lây nhiễm?

Trả lời

Chào bạn,

Khi nói về việc ung thư dạ dày có lây không thì câu trả lời là: Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh có sự lây lan bệnh ung thư dạ dày giữa người mắc bệnh và người bình thường.

Trên thực tế, bệnh ung thư dạ dày là do rất nhiều yếu tố phức tạp kết hợp lại gây ra. Trong đó, chế độ ăn nhiều muối, đồ ăn nhanh và đồ nướng là một vài trong số những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, tuổi tác càng cao, hút nhiều thuốc lá và thường xuyên sử dụng bia rượu khiến bạn có nguy cơ dễ mắc phải căn bệnh hết sức nguy hiểm này.

Ngoài các yếu tố trên, thì nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là yếu tố quan trọng nhất trong việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, có một mối liên hệ mật thiết giữa vi khuẩn HP và bệnh ung thư dạ dày. Chính loại vi khuẩn này là “thủ phạm giấu mặt” âm thầm gây nên nhiều bệnh lý cấp và mạn tính ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày thể teo, viêm hang vị dạ dày... từ đó rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.

► Đọc thêm: Ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư dạ dày

Ảnh minh họa: Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư dạ dày

Một điều đáng nói ở đây đó là vi khuẩn HP là loại vi khuẩn rất dễ lây lan trong cộng đồng. Theo ước tính, có đến 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này thường lây lan chủ yếu qua 3 con đường:

• Đường miệng - miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

• Đường phân - miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

• Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,... Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.

► Đọc thêm: Vi khuẩn HP gây ra những bệnh lý tiêu hóa nào?

Do đó, để đảm bảo an toàn và phòng ngừa tối đa nguy cơ ung thư dạ dày, những người còn lại trong gia đình bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra xem mình có nhiễm vi khuẩn HP không? Nếu có cần được điều trị kịp thời, tránh để lâu gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng công nghệ test thở C13, C14 tại PKĐK Hoàng Long

Ảnh: Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng công nghệ test thở C13, C14 tại PKĐK Hoàng Long

Tại phòng khám đa khoa Hoàng Long, chúng tôi trang bị công nghệ test thở C13, C14 - Phương pháp này cho phép đánh giá một cách chính xác  tình trạng nhiễm khuẩn HP mà không phải nội soi và tiết kiệm chi phí xét nghiệm, phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Đây là phương pháp được đề nghị lựa chọn trong chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP và tầm soát hiệu quả để điều trị tận gốc HP. 

Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám là những chuyên gia hàng đầu trong ngành, sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt cho từng đối tượng người bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng sao cho hạn chế tối đa việc tái nhiễm lại loại vi khuẩn HP này. 

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám