Cách phòng ngừa biến chứng của bệnh Crohn

Bệnh Crohn viết tắt là IBD (Inflammatory Bowel Disease) gây ra viêm nhiễm, lây lan và đi sâu vào thành của đường tiêu hóa gây loét, chảy máu. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn cả là ở độ tuổi thanh niên. Bệnh gây nhiều biểu hiện cho người bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa biến chứng của bệnh Crohn

Ảnh minh họa: Cách phòng ngừa biến chứng của bệnh Crohn

1. Những biểu hiện của bệnh Crohn?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn từ nhẹ đến nặng và có thể phát triển dần dần hoặc xảy ra đột ngột mà thường không có cảnh báo nào. Một số trường hợp có khoảng thời gian không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì (khoảng lặng) do bệnh đã  thuyên giảm. Bệnh Crohn có loại cấp tính và mạn tính với một số triệu chứng điển hình như:

• Bệnh Crohn cấp tính: có biểu hiện đau bụng (do tổn thương thành ruột và do co thắt), nhất là vùng hố chậu phải (dễ nhầm với bệnh ruột thừa, viêm đại tràng mạn tính, sỏi niệu quản, ở nữ giới còn có thể nhầm với u nang buồng trứng xoắn hoặc vỡ, hoặc chửa ngoài tử cung) hoặc nhầm với bệnh lao ruột, một số trường hợp kèm theo có sốt cao (39 oC-40 oC). Đau bụng thường xảy ra sau khi ăn, kèm theo buồn đi đại tiện, sau khi đại tiện, đau bụng giảm hoặc hết. Có thể đi ngoài phân lỏng hoặc có kèm theo máu. Tiêu chảy là dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị bệnh Crohn, đồng thời có thể buồn nôn hoặc nôn.

• Bệnh Crohn mạn tính: bệnh tiến triển từ từ và kéo dài khá lâu (khoảng trên 2 năm). Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như đau bụng âm ỉ, da xanh, mệt mỏi, giảm sự thèm ăn, gầy sút, thiếu máu. Thể trạng có thể suy sụp do rối loạn tiêu hóa kéo dài gây mất nước, chất điện giải, chất dinh dưỡng (do không hấp thu được).

Nội soi dạ dày giúp phát hiện sớm bệnh Crohn

Nội soi dạ dày giúp phát hiện sớm bệnh Crohn

2. Biến chứng của bệnh Crohn

Bệnh Crohn có thể dẫn đến một hoặc nhiều biến chứng sau:

Tắc ruột: Bệnh Crohn ảnh hướng đến độ dày của thành ruột. Theo thời gian, các bộ phận của ruột có thể bị sẹo hoặc thu hẹp lại ngăn đường tiêu hóa. Người bệnh có thể cần phẫu thuật để cắt phần ruột bị bệnh.
Loét: Viêm mãn tính có thể dẫn đến vết loét ở bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa của bạn, bao gồm cả miệng, hậu môn và trong bộ phận sinh dục (đáy chậu)

Lỗ rò: Đôi khi các vết loét có thể kéo dài hoàn toàn qua thành ruột tạo ra một lỗ rò - một kết nối bất thường giữa các bộ pận cơ thể khác nhau. Lỗ rò có thể phát triển giữa ruột và da hoặc giữa ruột của người bệnh và một bộ phận khác. Lỗ rò gần hoặc xung quanh khu vực hậy môn là loại phổ biến nhất.
Khi lỗ rò xuất hiện trong bụng, thức ăn có thể lọt khỏi các khu vực của ruột cần thiết cho sự hấp thụ. Rò rỉ có thể xảy ra giữa các vòng ruột, vào bàng quang hoặc âm đạo hoặc qua da gây ra sự mất nước liên tục.
Trong một số trường hợp, lỗ rò có thể bị nhiễm trùng và hình thành áp xe, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

• Nứt hậu môn: Đây là một vết rách nhỏ ở mô dọc hậu mô hoặc ở vùng da xung quanh hậu môn nơi nhiễm trùng có thể xảy ra. Nó thường liên quan đến việc đi đại tiện đau đớn và có thể dẫn đến lỗ rò quanh hậu môn.
Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy, đau bụng và chuột rút có thể khiến bệnh nhân khó ăn hoặc kém hấp thụ. Nó cũng phổ biến khi thiếu sắt hoặc vitamin B-12.

Nguyên nhân biến chứng của bệnh cronh (IBD)

Ảnh minh họa: Nguyên nhân biến chứng của bệnh cronh (IBD)

• Ung thư ruột kết: Mắc bệnh Crohn ảnh hưởng đến đại tràng của bạn làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Hướng dẫn sàng lọc ung thư đại tràng chung cho những người không mắc bệnh Crohn yêu cầu nội soi đại tràng cứ sau mỗi 10 năm, bắt đầu từ tuổi 50. Xin tư vấn bác sĩ xem bạn có cần thực hiện xét nghiệm này sớm hơn và thường xuyên hơn không. Các vấn đề sức khỏe khác. Bệnh Crohn có thể gây ra vấn đề ở các bộ phận khác của cơ thể. Trong số các vấn đề này là thiếu máu, rối loạn da, loãng xương, viêm khớp và bệnh túi mật hoặc gan.

• Nguy cơ về thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh Crohn hoạt động bằng cách ngăn chặn các chức năng của hệ thống miễn dịch có liên quan đến nguy cơ phát triển ung hạch và ung thư da. Chúng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Corticosteroid có thể liên quan đến nguy cơ loãng xương, gãy xương, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tiểu đường và huyết áp cao, trong số những người khác. Hỏi ý kiến bác sĩ để xác định rủi ro và lợi ích của thuốc.

3. Cách phòng ngừa biến chứng bệnh Crohn

Để điều trị có hiệu quả, tốt nhất là xác định được nguyên nhân và mức độ, vị trí tổn thương, trên cơ sở kết quả xác định, bác sĩ khám bệnh sẽ có hướng điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân (dùng thuốc hay phải phẫu thuật). Muốn làm được điều đó, khi thấy có rối loạn tiêu hóa kéo dài (đau bụng, đi lỏng, có máu, buồn nôn, nôn…) kèm theo sốt cần đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa tiêu hóa. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và không nên tự mua thuốc để điều trị khi không có chuyên môn về y học, nhất là dựa theo tư vấn của một số người bán thuốc không biết chuyên môn (chỉ vì lợi nhuận của họ) sẽ làm cho bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm và nguy hiểm. 

Lưu ý phương pháp phòng ngừa bệnh Crohn

Ảnh minh họa: Lưu ý phương pháp phòng ngừa bệnh Crohn

3.1 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Để phòng bệnh Crohn cần có chế độ ăn uống hợp lý, nhất là ăn rau, trái cây để có chất xơ làm cho tiêu hóa dễ dàng. Cho đến nay vẫn không có bằng chứng chắc chắn nào về những gì ăn vào sẽ thực sự gây ra bệnh viêm ruột. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm và đồ uống đã được quan sát thấy là có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, đặc biệt là trong những đợt cấp tính.

Chính vì thế, người bệnh cần ghi nhớ hay nên có một cuốn nhật ký thực phẩm để theo dõi những gì có thể ăn và không được ăn. Trước một loại thực phẩm mới, tốt nhất là nên hỏi các ý kiến về chuyên gia tiêu hóa hoặc chính mình có thể tự trải nghiệm và ghi nhận lại. Nếu đây là loại thực phẩm khiến các triệu chứng bùng phát, người bệnh cần nên tránh loại thực phẩm đó trong các lần tiếp theo.

Dưới đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm có thể không phù hợp với bệnh nhân Crohn:

• Các sản phẩm từ sữa: Nhiều người mắc bệnh viêm ruột nhận thấy rằng các vấn đề như tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi sẽ cải thiện bằng cách hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn của mình.

Các thực phẩm giàu chất béo: Nếu tổn thương do bệnh Crohn xảy ra ở ruột non, người bệnh khó có thể tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo như người bình thường. Lúc này, chất béo sẽ đi qua ruột non một cách nhanh chóng và khiến cho người bệnh bị tiêu chảy một cách nặng nề. Vậy nên, cố gắng tránh các thực phẩm giàu chất béo như bơ, kem và thực phẩm chiên rán.

Chất xơ: Ở người bệnh viêm ruột, các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc, có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ không dung nạp với trái cây và rau sống, người bệnh nên chuyển sang ăn khi đã chế biến như hấp, nướng hoặc hầm. Trong trường hợp bệnh Crohn đã gây ra triệu chứng hẹp đường ruột, người bệnh có thể được yêu cầu hạn chế chất xơ.

Các loại thực phẩm có tính kích thích: Thực phẩm cay, chua, nóng, rượu và cafe có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn trở nên tồi tệ hơn.

biến chứng bệnh crohn, bệnh crohn

Hạn chế đồ ăn có tính kích thích

Ngoài ra, người bệnh cần đồng thời xây dựng các thói quen khác trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày như:

Ăn nhiều bữa nhỏ: Người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn khi ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ mỗi ngày thay vì hai hoặc ba bữa lớn.

Uống nhiều nước: Cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Nước là dung dịch tốt nhất. Rượu và đồ uống có chứa caffeine sẽ gây kích thích ruột và có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn, trong khi dùng đồ uống có ga thường xuyên sẽ gây đầy hơi, trung tiện nhiều.

Bổ sung các loại vitamin tổng hợp: Bởi bệnh Crohn có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của đường ruột, việc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất sẽ trở nên hữu ích. Tuy nhiên, luôn tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại vitamin hoặc chất bổ sung.

Bổ sung dinh dưỡng: Nếu người bệnh sụt cân hoặc chế độ ăn uống trở nên rất hạn chế, cần tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn phù hợp.

3.2. Bỏ thói quen hút thuốc lá

Khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh Crohn khi đã mắc bệnh và có thể làm cho bệnh nặng hơn. Thậm chí, những người mắc bệnh Crohn vẫn duy trì việc hút thuốc sẽ có nhiều đợt cấp tính tái phát liên tục và đôi khi cần can thiệp với phẫu thuật.

Không nên hoặc hạn chế ăn, uống các chất kích thích (rượu, bia, gia vị). Không nên hút thuốc, bởi vì thuốc lá là một trong các nguyên nhân làm gia tăng bệnh Crohn. Cần có tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng thần kinh, giảm các stress bằng các hoạt động như tham gia câu lạc bộ, đọc sách, báo, xem vô tuyến, đi du lịch, tăng cường giao lưu bạn bè. Nên thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể (bơi, chơi cầu lông, đi xe đạp, đi bộ…). 

Do đó, việc bỏ hút thuốc là thực sự cần thiết, vừa giúp cải thiện tình trạng đường tiêu hóa, vừa đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. 

3.3. Xây dựng lối sống lành mạnh

Mặc dù những lo lắng, căng thẳng không gây ra bệnh Crohn, chúng lại có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý này trở nên tồi tệ hơn hay là gây ra các đợt bùng phát.

Sẽ là khó tránh được những căng thẳng trong đời sống hằng ngày, người bệnh cần tìm hiểu các cách giúp quản lý nó tốt hơn, chẳng hạn như:

Tập thể dục. Ngay cả việc tập thể dục mức độ nhẹ nhàng cũng có thể giúp giảm căng thẳng, giảm trầm cảm và bình thường hóa chức năng ruột.

Thường xuyên thư giãn và tập thở. Một cách để đối phó với căng thẳng là thường xuyên thư giãn và sử dụng các kỹ thuật như thở sâu, thở chậm để giữ bình tĩnh. Người bệnh có thể tham gia các lớp học yoga và thiền định hoặc sử dụng sách, xem qua băng đĩa tại nhà.

Thuốc chống lo âu. Một số người bị rối loạn tiêu hóa và được chỉ định dùng một số dạng thuốc chống lo âu, trầm cảm và cho thấy tín hiệu khả quan.

Xây dựng lối sống lành mạnh phòng tránh bệnh Crohn

Ảnh minh họa: Xây dựng lối sống lành mạnh phòng tránh bệnh Crohn

Tóm lại, bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mãn tính. Các tổn thương viêm tại niêm mạc ruột đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng bệnh Crohn nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu có các hiểu biết trên đây cũng như tuân thủ thực hiện, người bệnh sẽ thuyên giảm được những khó chịu do căn bệnh này gây ra và cải thiện được chất lượng cuộc sống về lâu dài.

Liên hệ ngay tới PKĐK Hoàng Long để được thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả bởi các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa hàng đầu. Bên cạnh đó phòng khám sở hữu dàn máy nội soi vô cùng hiện đại giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong


Đăng ký khám