Hiển thị 1–12 của 70 kết quả

22.000.000
  • Tác phẩm: Lê hình
  • Chất đất: Đại hồng nê nguyên khoáng Hoàng Long sơn
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Dung tích: 100cc
22.000.000
  • Tác phẩm: Cao Phan hồ
  • Chất đất: lão tử nê nguyên khoáng Hoàng Long sơn
  • Thể loại: toàn thủ công
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Dung tích: 170cc
28.000.000
  • Tác phẩm: cung đăng
  • Họa tiết: hoa lan
  • Chất đất: Đại hồng nê
  • Thể loại: toàn thủ công
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Khắc hoạ: Vương Long
  • Dung tích: 190cc
28.000.000
  • Tác phẩm: Hán đường thạch biều
  • Họa tiết: hoa mai
  • Chất đất: Thanh thuỷ nê
  • Thể loại: toàn thủ công
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Khắc hoạ: Vương Long
  • Dung tích: 180cc
20.000.000
  • Tác phẩm: Đức Chung
  • Chất đất: tử nê nguyên khoáng Hoàng Long Sơn
  • Thể loại: thủ công
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Dung tích: 160cc
28.000.000
  • Tác phẩm: Thu Thuỷ
  • Họa tiết: hoa mai
  • Chất đất: Đại hồng nê Hoàng Long Sơn
  • Thể loại: toàn thủ công
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Khắc hoạ: Vương Long
  • Dung tích: 190cc
20.000.000
  • Tác phẩm: Ngân Xuân Tây Thi
  • Chất đất: tử nê nguyên khoáng Hoàng Long Sơn
  • Thể loại: thủ công
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Dung tích: 130cc
38.000.000
  • Tác phẩm: Đức Chung hoa khí
  • Chất đất: Đáy tào thanh
  • Tác giả: Vương Dục Xuân
  • Dung tích: 190cc
28.000.000
  • Tác phẩm: Hán Đường Thạch biều 
  • Họa tiết: ốc sên trên cành cây
  • Chất đất: Lão tử nê
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Nghệ nhân khắc họa: Từ Hân
  • Dung tích: 185cc
22.000.000
  • Tác phẩm: Lục Phương
  • Họa tiết: Trơn
  • Chất đất: lão đoàn nê
  • Tác giả: Trương Kiện
  • Dung tích: 155cc
8.500.000
  • Tác phẩm: Phỏng cổ Như Ý
  • Họa tiết: Như Ý
  • Chất đất: chu nê
  • Tác giả: Phùng Hoán
  • Dung tích: 145cc
22.000.000
  • Tác phẩm: Biến đăng
  • Họa tiết: trơn
  • Chất đất: Đại hồng nê Hoàng Long Sơn
  • Thể loại: toàn thủ công
  • Tác giả: Triệu Minh Lai
  • Dung tích: 130cc

Ấm tử sa là một trà cụ không thể thiếu trong bộ sưu tập của những người yêu trà trên khắp thế giới và cũng là một biểu tượng của sự tinh tế, thanh tao. Từng chi tiết trên chiếc ấm tử sa đều được chăm chút tỉ mỉ, kỹ lưỡng, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt và sắc nét. Để tìm hiểu chi tiết hơn về ấm tử sa cùng TITA Art theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Ấm tử sa là gì?

Ấm tử sa là loại ấm có màu tím (tử) đặc trưng và được làm từ đất (sa) hiếm có có xuất phát tại vùng Nghi Hưng, Trung Quốc.

Trong các loại ấm trà, ấm tử sa Nghi Hưng dùng để pha trà đã truyền tai nhau với nhiều điều kỳ bí, hấp dẫn và thu hút người uống trà. Sử dụng ấm Tử Sa để pha trà giúp giữ được toàn bộ hương vị và màu sắc tự nhiên của trà mà không làm trà bị biến đổi hoặc mất đi phẩm chất của nó.

Theo thời gian khi sử dụng ấm tử sa, bạn sẽ thấy màu sắc của ấm sẽ trở nên sáng đẹp hơn cũng như nước trà pha ra từ ấm càng thêm thơm ngon và dịu nhẹ. Đặc biệt, khi dùng ấm tử sa trong thời gian dài, bạn chỉ cần đổ nước sôi vào ấm mà vẫn cảm nhận được mùi hương đặc trưng của trà.

ấm pha trà tử sa
Ấm tử sa có tác dụng giúp trà thơm ngon hơn.

2. Lịch sử và nguồn gốc của Ấm tử sa

Theo các cuộc khai quật khảo cổ ghi lại, các nhà khảo cổ học cho biết ấm tử sa làm từ đất sét có nguồn gốc là cát tím/ tử sa hay sét tím/ tử nê được phát hiện ở Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào thời từ đầu thời Nhà Tống (thế kỷ X) và bắt đầu sử dụng rộng rãi vào nhà Thanh ở thế kỉ 15.

Theo ghi chép của học giả triều Minh – Chu Cao Khởi, vào thời hoàng đế Chính Đức, có một nhà sư tên Nghi Hưng ở đền Kim Sa đã nhào nặn tạo thành một ấm trà từ đất sét nơi đây. Khi các nhà thẩm trà được chiêm ngưỡng và đều đánh giá cao về hình thức lẫn chất lượng. Cũng từ đó mà danh tiếng ấm trà tử sa cổ được lưu danh và truyền bá đến tận ngày nay.

Vì sao đây là loại ấm đặc biệt và giá “đắt xắt ra miếng” trên Thế giới? Sở dĩ, quy trình tạo ra 1 chiếc ấm tử sa không hề đơn giản như những loại ấm pha trà thông thường. Nguyên liệu chính là đất sét tím chỉ có tại Nghi Hưng, loại đất này có những đặc tính mà không loại đất nào có thể thay thế.

ấm trà tử sa nghi hưng
Giá thành cao nhưng ấm tử sa rất được giới trà đạo ưa chuộng.

2. Các loại đất sử dụng làm Ấm tử sa

Ấm tử sa Nghi Hưng được làm từ đất tử sa, hay còn được biết đến là đất nguyên khoáng. Hầu hết các sản phẩm ấm tử sa đều được chế tác từ 7 loại đất sau:

  • Đất Đế Tào Thanh: loại đất này có màu đặc trưng là màu xanh pha chút ánh tím, khá trong và mịn.
  • Ngọc Sa Liệu: với chất liệu này sẽ khô khá nhanh do độ bốc hơi nước cao. Thành ấm dùng 1 thời gian lâu sẽ dễ bám trà nhưng cũng sẽ mới lại sau khi nung lên.
  • Nguyên Khoáng Thanh Thủy Nê: đây là loại khá hiếm và đắt do càng dùng lâu thì sẽ ngả sang màu đỏ hồng rất đẹp. Vì thế nó còn có tên là Hồng Tử Nê.
  • Nguyên Khoáng Tử Nê: ấm pha trà được làm từ loại này dễ nhận biết do có các lỗ li ti trên bề mặt. Nguyên do là loại đất này chưa khá nhiều nguyên tố sắt.
  • Đất Ngũ Sắc Thổ: cái tên nói lên tất cả. Loại đất này bao gồm 5 màu: đỏ, nâu, vàng, trắng và đen.
  • Tử Kim Sa: đất này có tính chất khá xốp nên sự lưu thông khí 2 chiều cũng tốt hơn những loại khác. Vì vậy giá thành cũng có phần nhỉnh hơn.
  • Tử Ngọc Kim Sa: loại đất này thường có rất ít thành phẩm do còn lẫn nhiều tạp chất. Trước khi đưa vào sản xuất cần xử lý rất lâu. Tuy nhiên, do có tính xốp nên sự lưu thông khí của loại này được đánh giá ở mức ổn.
ấm trà tử sa
Ấm tử sa Tư Đề Lương được làm từ đất Tử Nê.
bán ấm tử sa
Ấm tử sa Thủy Bình được làm từ đất Chu Nê nguyên khoáng.
bán ấm trà tử sa
Ấm tử sa Quả cà làm từ đất Thanh Thủy Nê.

3. Các dáng Ấm tử sa phổ biến

Do có sự kết hợp hài hòa giữa vòi ấm, thân ấm và quai ấm nên ấm trà tử sa được cho là loại ấm có tỷ lệ cân đối nhất trong các dòng ấm pha trà. Vì vậy, muốn có một chiếc ấm vừa ý sẽ chỉ cần cân nhắc tỷ lệ các chi tiết với nhau là được.

Hiện tại, theo thống kê có tới hơn 100 dáng ấm khác nhau trong giới trà đạo. Với người mới bắt đầu chơi sẽ rất khó phân biệt nên chúng tôi sẽ điểm qua những dáng phổ biến nhất trong bài này để quý vị tiện tham khảo hơn nhé!

  • Dáng ấm Tây Thi: đây là dáng ấm phổ biến nhất do kết cấu khá chặt chẽ. Dáng ấm Tây Thi được lấy cảm hứng từ bầu ngực của mỹ nhân Tây Thi có nhan sắc bậc nhất Trung Quốc thời xưa. Chính vì vậy, dáng ấm này lưu rất nhiều người yêu thích và sử dụng rộng rãi.
  • Dáng ấm Thạch Biều: còn có tên gọi là Thạch Điều. Dáng ấm này được xếp thứ 2 về độ ưa chuộng. Để phân biệt dáng ấm này chúng ta chỉ cần xác định trục đối xứng giữa bình và ra hình dáng trên nắp ấm nhỏ và thân ấm phình to chính là dáng ấm Thạch Biều.
  • Dáng ấm Xuyết Cầu: Dáng ấm này được nghệ nhân Trình Thọ Trân tiên phong. Được cấu tạo bởi các hình tròn đan xuyết với nhau, có thể gọi Xuyết Cầu hay Chuyết Cầu đều được.
ấm trà tử sa cổ
Dáng ấm chè tử sa Tây Thi.
ấm tử sa nghi hưng
Dáng ấm sử sa Chuyết Cầu.
ấm chè tử sa
Dáng ấm Thạch Biều hay còn gọi là Thạch Điều.

4. Giá trị Ấm tử sa mang lại

Đều là ấm pha trà, vậy nguyên nhân gì mà ấm tử sa được giới thẩm trà tin dùng hơn? Khi sử dụng ấm tử sa để pha trà sẽ giúp các khoáng vi lượng trong đất thẩm thấu vào nước trà giúp vị trà sẽ đậm đà hơn so với các ấm thông thường. Đặc biệt, thân ấm sau quá trình dài ngấm cao trà sẽ cho ra màu sáng hơn, tăng tính thẩm mỹ qua từng quá trình sử dụng.

ấm trà tử sa trung quốc
Ấm tử sa giúp trà đậm vị và thơm ngon hơn.

5. Tiêu chí chọn Ấm tử sa

Chất liệu đất: có các loại đất phổ biến như Tử Nê, Hồng Nê, Chu Nê, Lục Nê hay Đoạn Nê. Ấm từ đất Chu Nê có độ kết tinh cao, giúp bảo toàn hương của trà thích hợp với những dòng trà hương mạnh như oolong, nham trà,… Còn với những dòng trà như trà đen, phổ nhĩ chín,… sẽ thích hợp với ấm Tử Nê do có tính thấu khí cao, giúp hương vị của trà được thể hiện rõ hơn.

Lượng nước pha: tùy theo số lượng người tham gia buổi thưởng trà mà ta có thể linh hoạt dung tích ấm sao cho phù hợp. Ví dụ ấm có dung tích 100ml pha đủ cho 2-3 người. Hoặc với ấm có dung tích 200ml, 4-6 người sẽ thích hợp nhất.

Kiểu dáng: mỗi chiếc ấm Tử Sa đều được chế tác dành riêng cho từng loại trà. Vì thế, với ấm dáng cao sẽ dùng cho trà phổ nhĩ sống hay trà Oolong Đài Loan… Còn với nham trà, trà phổ nhĩ chính hay trà đen sẽ thích hợp với dáng ấm thấp.

ấm đát sét nghi hưng
Tiêu chí để chọn một ấm trà tử sa chất lượng.

Ngoài ra, lựa ấm thích hợp sẽ dựa vào dòng chảy theo mong muốn của người dùng. Nếu muốn dòng chảy nhanh nên sử dụng dáng vòi thẳng và ngược lại, dáng vòi cong sẽ cho ra dòng chảy chậm hơn.

Tuy nhiên, chọn dáng ấm như thế nào cũng sẽ tùy vào sự yêu thích của mỗi người với từng loại ấm. Chúng ta cần cân nhắc kỹ các yếu tố và sở thích để có chiếc ấm ưng ý nhất.

Cuối cùng, điều mà người sành uống trà quan ngại là về nguồn gốc. Người dùng phải đặc biệt chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ của ấm trà, nguyên liệu làm ấm. Do hiện thị trường có quá nhiều hàng kém chất lượng, làm mất vị trà nguyên bản và đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, hãy thực sự sáng suốt để chọn nơi uy tín nhé.

6. Cách bảo quản Ấm Tử Sa sau khi sử dụng

Các bước bảo quản ấm tử sa không khó nhưng đòi hỏi người dùng phải chú tâm. Sau đây là các bước cơ bản mà ai cũng có thể thực hiện:

Bước 1: Sau khi sử dụng cần đổ hết bã trà ra.

Bước 2: Sục rửa bằng nước ấm tránh trường hợp cặn trà sót lại làm ảnh hưởng đến lần pha tiếp theo.

Bước 3: Lưu ý không dùng chất tẩy rửa để vệ sinh ấm, điều này sẽ làm cho trà bị dính mùi làm giảm chất lượng của ấm.

Bước 4: Lau ấm thật khô rồi để nơi thoáng mát, tránh bụi bẩn nhưng không được bọc kín ấm.

Bước 5: Quan trọng nhất, nếu có điều kiện thì bạn chỉ nên dùng 1 ấm 1 trà, sẽ đảm bảo được mùi hương riêng không bị pha trộn.

ấm tử sa Trung Quốc
5 bước vệ sinh Ấm Tử Sa đơn giản, dễ thực hiện.

Bài viết trên đã giới thiệu những thông tin cơ bản về Ấm tử sa cho những ai mới bắt đầu bước vào công cuộc thẩm trà chuyên sâu. Muốn hiểu rõ hơn về loại ấm này bạn cần có thêm thời gian và nhiều kinh nghiệm đúc kết. Theo dõi các bài viết sắp tới của TITA Art để giúp bạn có những trải nghiệm mới thật thú vị về cách thưởng thức và chơi trà nhé.

Nếu bạn đang cần mua ấm tử sa thì hãy ghé ngay TITA Art. Chúng tôi chuyên bán ấm trà tử sa, bộ ấm tử sa với thiết kế đa dạng và đẹp mắt, phù hợp với thẩm mỹ khác nhau của từng khách hàng.